Câu nghi vấn là gì? Các từ nghi vấn? Đặc điểm, Chức năng trong tiếng Việt

Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn là gì?

Tiếng Việt là ngôn ngữ thú vị với nhiều mẫu câu, cấu trúc hay. Trong bài viết này, củng cố kiến thức về các từ nghi vấn trong tiếng Việt cùng mẫu câu nghi vấn, đặc điểm, chức năng để hiểu rõ câu nghi vấn là gì?

Tham khảo thêm:

  • Câu cảm thán là gì?
  • Câu đơn trong tiếng việt là gì?

Các từ nghi vấn là gì?

Từ nghi vấn là gì? Từ nghi vấn là một phần trong câu nghi vấn. Chức năng chính của các từ nghi vấn trong tiếng Việt là dùng để hỏi. Các loại từ nghi vấn bao gồm:

Đại từ nghi vấn: Ai, nào, gì, bao nhiêu, như thế nào, đâu, bao giờ, vì sao, tại sao…

Ví dụ: Cây bút này của ai? Chiếc bút này bao nhiêu tiền? Bao giờ bạn đi học?

Từ chỉ tình thái: Ư, à, hả, á, chứ, hử, chăng…

Ví dụ: Cậu đã đi học rồi à? Anh không nghe em nói gì ư?

Các cặp phụ từ: Đã … chưa, có … không, có phải … không, … xong chưa

Ví dụ: Em đã ăn cơm chưa? Cậu có phải là Linh không? Cậu có bút không?

Câu nghi vấn là gì?

Thế nào là câu nghi vấn? Câu nghi vấn là một dạng câu dùng để hỏi ai đó về vấn đề mà bạn cần được giải đáp khi chưa biết hoặc chưa hiểu. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn được dùng rất nhiều trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, trong các tác phẩm văn học.

– Ví dụ minh họa:

+) Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên?

+) Hôm nay bạn Quân nghỉ học à?

+) Cậu có nhìn thấy quyển sách tớ vừa đặt trên bàn đâu không?

Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn là gì?

Chức năng của câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn được sử dụng với mục đích là hỏi để được giải đáp điều mình chưa biết, đang thắc mắc hoặc đang băn khoăn muốn tìm câu trả lời.

Thông thường, câu nghi vấn sẽ nêu quan điểm của bản thân về một sự vật, hiện tượng nào đó. Quan điểm này thường dựa trên suy đoán và người nói không chắc chắn về câu trả lời.

Đặc điểm chính của câu nghi vấn

– Câu nghi vấn có các đặc điểm gồm:

+) Nó dùng để đặt câu hỏi hoặc câu cảm thán giúp giải quyết một vấn đề nhất định.

+) Cuối câu là dấu chấm hỏi.

+) Chỉ xuất hiện trong giao tiếp, tiểu thuyết văn chương, không thường dùng trong văn bản, hợp đồng.

+) Cuối câu nghi vấn là các từ, cụm từ gồm: rồi, sao, ra sao, sao vậy….

Các loại câu nghi vấn

1. Câu nghi vấn để hỏi hay thắc mắc một vấn đề

– Là chức năng quan trọng và dễ nhận biết nhất khi gặp hay sử dụng. Kiến thức là vô hạn nên chúng ta ai cũng có những vấn đề không thể tự mình giải đáp và tự tìm hiểu được.

2. Câu nghi vấn khẳng định sự việc, hành động

– Nó dùng để khẳng định sự việc, hành động đó không phải do mình làm hay chắc chắn sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.

3. Chức năng là câu cầu khiến

– Đôi khi ý nghĩa là câu cầu khiến nhưng về hình thức là câu nghi vấn. Nó giúp người viết mô ta được vấn đề đó quan trọng, nhưng đang thắc mắc.

4. Câu nghi vấn phủ định

– Chức năng phủ định hay nghi vấn rất giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Phủ định ở đây là phản bác hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra và nghi ngờ sự thật về câu nói đó.

5. Câu nghi vấn để biểu lộ cảm xúc

– Đây là chức năng phổ biến nhất được dùng trong các sáng tác thơ văn nhằm bộc lộ cảm xúc của tác giả, có thể là vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận hay tiếc nuối, xót xa.

Bài tập liên quan đến câu nghi vấn

Dưới đây là một số bài tập đã được chọn lọc, ba mẹ có thể tham khảo để đồng hành cho con học tại nhà.

Bài 1. Đặt câu nghi vấn với những từ được gạch chân dưới đây:

  1. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác Sáu.
  2. Trước khi vào giờ học, chúng em thường cùng nhau ôn lại bài cũ.
  3. Siêu thị lúc nào cũng đông vui.
  4. Đám trẻ con xóm em thường thả diều ngoài bờ ruộng.

Trả lời:

  1. Ai hăng hái và khoẻ nhất?/ Người hăng hái và khoẻ nhất là ai?
  2. Chúng em thường làm gì trước khi vào giờ học?
  3. Siêu thị như thế nào?
  4. Đám trẻ con xóm em thường thả diều ở đâu?

Bài 2: Đặt câu nghi vấn với những từ sau: Ai, làm gì, cái gì, vì sao, bao giờ, thế nào, ở đâu.

Trả lời:

  • Ai học giỏi nhất lớp mình?

  • Bạn đang làm gì thế?

  • Anh đang cầm cái gì vậy?

  • Vì sao cô lại không đến lớp hôm nay?

  • Bao giờ bạn tan học?

  • Bài Toán này giải thế nào?

  • Nhà bạn ở đâu?

Bài 3: Tìm từ nghi vấn trong những câu hỏi sau.

  1. Có phải bạn là người học giỏi nhất lớp không?
  2. Bạn là người học giỏi nhất lớp, phải không?
  3. Bạn là người học giỏi nhất lớp à?

Trả lời:

  1. Có phải bạn là người học giỏi nhất lớp không?
  2. Bạn là người học giỏi nhất lớp, phải không?
  3. Bạn là người học giỏi nhất lớp à?

Bài 4: Đặt câu hỏi  với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được ở bài tập 3.

Trả lời:

  • Có phải bạn học trường Trưng Vương không?

  • Bạn muốn đi đến công viên, phải không?

  • Bạn thích vẽ à?

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Qua những khái niệm và những ví dụ minh dọa dễ hiểu hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ câu nghi vấn là gì? các từ nghi vấn, đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn trong tiếng Việt

Hãy theo dõi khuyenhocvietnam.com để có thêm những kiến thức văn học hay và bổ ích. Để lại đánh giá 5* nếu thấy bài viết hữu ích, xin cảm ơn!