Cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải Văn mẫu 12.

Nếu như người lái đò sông Đà được nhà văn Nguyễn Tuân ví như người nghệ sĩ tài hoa uyên bác trong nghệ thuật lái đó thì cô Hiền trong Một người Hà Nội được Nguyễn Khải ví như hạt bụi vàng của Hà Nội. Có thể nói qua tác phẩm người đọc vừa có thể cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của một người phụ nữ Hà Nội lại vừa có cái nhìn chi tiết về hoàn cảnh đất nước.

Trước hết, qua tác phẩm người đọc bắt gặp hình ảnh nhân vật cô Hiền – nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ và con người Hà Nội có nền văn hiến lâu đời. Cô Hiền có bộ mặt rất giống tư sản. Cô thường được hỏi những câu hỏi như tại sao không phải học cải tạo hay mặt tư sản như thế mà không bị gọi đi học giai cấp. Khi ấy nhà nước đang triển khai cải tạo giai cấp, day cho công dân những bình đẳng về giai cấp. Thế nên khi cô Hiền có bộ mặt tư sản thì những câu hỏi ấy là đương nhiên. Tuy vậy, cô Hiền vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, lương thiện, cô chưa bao giờ bóc lột của hay lấy của ai cái gì.

Trong gia đình, cô quan niệm rằng người phụ nữ phải là nội tướng quán xuyến tất cả những cộng việc nhà. Chồng cô muốn mua máy in nhưng cô chỉ khuyên ông nếu đứng được máy thì hãy mua. Cô không hề hách dịch lộng quyền mà cô chỉ khuyên nhủ và tôn trọng ý kiến của chồng mình. Trong việc chọn chồng, tuy cô gặp gỡ rất nhiều người nghệ sĩ tài hoa nhưng cô lại chọn cho mình một thầy giáo tiểu học hiền lành chất phác. Cô quyết định chấm dứt sinh đẻ từ bốn mươi tuổi, sau bốn mươi tuổi cô muốn dành thời gian để chăm lo cho những đứa con của mình. Cô dạy con rất khéo từ những việc bình thường như cầm đũa, múc canh… cho đến những việc lớn như ra tòng quân đi đánh giặc cứu miền Nam. Kinh tế khó khăn nhưng gia đình cô vẫn ổn khi cô làm hoa giấy để bán hàng ngày. Có thể nói cô Hiền là một người thức thời cả trong suy nghĩ đến việc làm. Cô không chỉ mang vẻ đẹp của người Hà Nội mà còn mang vẻ đẹp của người phụ nữ tân tiến.

Người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của người Hà Nội mà còn thấy được hoàn cảnh đất nước ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Miên Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là công cuộc lớn cần nhiều công sức của tất thẩy đồng bảo miền Bắc. Còn miền Nam thì phải tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Vì thế miền Bắc tồn tại hai nhiệm vụ song song một là xây dựng chủ nghĩa xã hội, hai là hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt. Để làm được mục tiêu và nhiệm vụ ấy đất nước cần những người thức thời như cô Hiền Hà Nội.

Đồng thời qua truyện, ta cũng có thể cảm nhận được ý thức trách nhiệm của lớp thanh niên Hà Thành lên đường tòng quân vì miền Nam ruột thịt vì ước nguyện kháng chiến thành công.

Như vậy có thể thấy, Một người Hà Nội là tác phẩm hay mang đến người đọc nhiều cảm nhận về con người, đất nước Việt Nam. Cô Hiền giống như một hạt bụi vàng của Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Một hiện thực xã hôi, một giai đoạn lịch sử, một thời kì khó khăn của đất nước cũng theo đó mà tái hiện lại chân thực nhất.